Dấu hiệu bạn đang chạy bộ quá sức và cách điều hòa nhanh nhất

(GMT+7) - View : 231

Chạy bộ quá sức không những không có lợi mà còn gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn đang tập chạy quá sức? Làm thế nào để điều hòa lại? Sau đây là chia sẻ chi tiết cho bạn đọc.

Dấu hiệu bạn đang chạy bộ quá sức

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang chạy bộ quá nhiều chính là:

  • Suy giảm hiệu suất: Bạn có cảm thấy với quãng đường và thời gian chạy như vậy nhưng hiệu suất ngày càng giảm đi? Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang tập chạy quá sức;
  • Nhịp tim tăng cao: Nếu trong vài buổi chạy gần đây bạn thấy nhịp tim mình tăng cao hơn so với bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên giảm mức độ luyện tập xuống. Nhịp tim tăng cao phản ứng lại sự căng thẳng khi chạy;
  • Tâm trạng chán nản, thường cảm thấy mệt mỏi: Việc chạy bộ quá sức sẽ dẫn đến khó chịu và căng thẳng. Đồng thời, nó cũng khiến bạn bị kiệt sức và chán ăn;
  • Chấn thương không kịp hồi phục: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không kịp phục hồi sau đợt tập chạy trước đó thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang tập vượt sức. Hoặc nếu bạn luôn cảm thấy đau nhức, căng cơ dai dẳng thì cũng nên xem lại thói quen chạy bộ của mình. Chạy quá sức khiến cơ thể suy yếu, lâu dần dẫn đến chấn thương;
  • Dấu hiệu khác: Khả năng miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh, khó đi vào giấc ngủ,…
Chạy bộ quá sức
Mệt mỏi là biểu hiện của việc bạn đang chạy quá sức

Tác hại của việc chạy bộ quá sức

Theo nhiều nghiên cứu, những người chạy bộ quá nhiều có tuổi thọ ngắn hơn so với người chạy bộ vừa đủ. Dù chạy bộ có lợi nhưng bạn không nên tập cố sức mỗi ngày. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm.

Bên cạnh đó, với những người bị bệnh viêm khớp hoặc đau đầu gối thì việc chạy quá sức có thể khiến bệnh dễ tái phát. Không chỉ vậy, chạy bộ sai cách còn khiến bạn bị đau ống đồng. Số khác rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau xương khớp, đau cơ,…

Còn những người muốn giảm cân nếu tập chạy quá sức có thể khiến cơ thể đốt cháy quá nhiều calo. Điều đó dẫn tới tình trạng tiêu cơ, không tốt cho sức khỏe.

Cách điều hòa khi tập chạy bộ

Để tránh tập chạy quá sức, bạn nên:

Xem thêm: Chạy bộ có bị to chân không? Cách chạy bộ giúp chân thon gọn

Xem thêm: Chạy bộ hay đi bộ tốt hơn với mục tiêu giảm cân giữ dáng?

  • Xen kẽ giữa chạy bộ và đi bộ: Điều này giúp bạn không phải chịu áp lực quá nhiều khi chạy. Đồng thời, hình thức tập luyện này giúp bạn tăng hiệu suất về lâu dài. Những người mới bắt đầu chạy nên kết hợp chạy với đi bộ. Bạn sẽ giảm nguy cơ chấn thương, tăng tốc độ theo thời gian, giảm mệt mỏi,…;
  • Khởi động kỹ trước khi chạy: Nếu bạn chạy ngay mà không khởi động thì sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương. Do đó, bạn nên dành thời gian khởi động để làm ấm cơ chân và vùng phổi, cảm thấy dễ chịu hơn khi chạy. Việc này cũng giúp tăng nhịp tim, kích thích lưu thông máu, đưa oxy tới nhiều cơ quan trên cơ thể;
  • Không chạy quá nhiều: Hãy đảm bảo bạn chạy với tốc đọ phù hợp. Đừng chạy quá xa hoặc gắng sức. Nếu có thói quen chạy bộ, bạn chỉ nên duy trì tần suất 3 – 4 lần/tuần. Mỗi lần chạy không vượt quá 1 tiếng. Với vận động viên, tần suất là 5 – 6 buổi/tuần;
  • Lưu ý khác: Uống đủ nước trước khi chạy, mặc trang phục phù hợp,…

Việc chạy bộ quá sức không hề có lợi cho sức khỏe. Do đó, bạn hãy tham khảo lời khuyên của chuyên mục tập luyện để tập vừa sức hơn.

Liên kết: tỷ lệ kèo bóng đá | kết quả bóng đá | Hit club